Top 3 mẹo hay giúp tủ lạnh nhà bạn không bị đóng tuyết

Tủ đông bị đóng tuyết - Tình trạng phổ biến mà nhiều gia đình mắc phải

Tủ lạnh được coi là người bạn không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Bởi những công dụng vượt trội. Sử dụng tủ một cách hiệu quả, chính xác sẽ giúp tuổi thọ của tủ được lâu hơn. Đặc biệt sẽ hạn chế được tình trạng tuyết đóng cục trong tủ đông. Gây bất tiện trong quá trình bảo quản thực phẩm. Nếu bạn còn đang phân vân không biết giải quyết vấn đề này ra sao. Hãy cùng Hòa Phát tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tổng quan về tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết

Tủ lạnh Hòa Phát bị đóng tuyết là vấn đề thường xuyên xảy ra khiến nhiều người dùng phải đau đầu. Đây là hiện tượng đá tuyết xuất hiện sau thời gian dài sử dụng. Đồng thời vào thành tủ cũng như thực phẩm được bảo quản bên trong.

Tủ đông bị đóng tuyết - Tình trạng phổ biến mà nhiều gia đình mắc phải
Tủ đông bị đóng tuyết – Tình trạng phổ biến mà nhiều gia đình mắc phải

Nếu tình trạng này ngày một tiến diễn. Không tìm được cách khắc phục thì sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại trong quá trình sử dụng cũng như việc bảo quản đông thực phẩm: Thiếu không gian dự trữ. Khả năng làm lạnh bị giảm sút. Hiệu suất của tủ cũng không được như ban đầu.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết trên ngăn đá

Từ dòng tủ lạnh mini cho đến các dòng tủ lạnh 2 ngăn dung tích lớn. Tình trạng đóng tuyết vẫn thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này phải kể đến như:

  • Thói quen sử dụng tủ không chính xác của người dùng: Mở tủ trong thời gian dài hoặc quá thường xuyên. Bảo quản thực phẩm còn nóng trong tủ lạnh..
  • Vệ sinh tủ không được thường xuyên. Điều này khiến bánh răng bị bào mòn hoặc bị kẹt do bụi bẩn khiến quá trình truyền nhiệt bị giảm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đóng tuyết.
  • Rơ-le (Timer) không đóng được sang tiếp điểm dẫn đến chế độ xả đá bị ngắt.
  • Sò lạnh hay còn được gọi là âm tủ lạnh không thông mạch.
  • Cầu chì hoặc điện trở gia nhiệt bị đứt.

Top 3 mẹo hay giúp tủ lạnh nhà bạn không bị đóng tuyết

Để phát hiện và khắc phục sớm nhất tình trạng đóng tuyết ở tủ đông. Người dùng cần thực hiện những mẹo hay dưới đây nhé!

Kiểm tra cửa tủ thường xuyên để hạn chế hỏng hóc

Kiểm tra cửa tủ thường xuyên là việc làm đầu tiên mà người dùng cần thực hiện khi tủ lạnh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu đóng tuyết:

Giảm thời gian và số lần mở cửa tủ lạnh

Thói quen mở tủ thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn đến tủ đóng tuyết
Thói quen mở tủ thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn đến tủ đóng tuyết

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tủ bị đóng tuyết là do máy nén phải hoạt động liên tục trong thời gian dài. Điều này xảy ra khi người dùng có thói quen mở cửa tủ thường xuyên. Chỉ cần các bạn hạn chế mở cửa tủ quá nhiều lần thì tình trạng bị đóng tuyết sẽ được giảm thiểu. Thời gian lý tưởng để đóng – mở tủ lạnh là khoảng tầm 1 phút. Hãy chuẩn bị sẵn sàng những thực phẩm cần cất và quyết định những gì lấy ra trước khi mở tủ lạnh nhé!

Kiểm tra bản lề cửa tủ để tránh tình trạng hỏng hóc

Nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đóng tuyết chính là do bản lề cửa tủ có khe hở hoặc bị lỏng. Tương tự giống như mở cửa tủ quá nhiều lần, điều này cũng sẽ khiến máy nén phải hoạt động quá sức. Nếu thấy cửa tủ bị lỏng, các bạn có thể sử dụng tua vít để siết chặt bản lề tủ lạnh theo hướng kim đồng hồ.

Thay miếng đệm cao su ở vị trí viền cửa

Nếu phát hiện thấy miếng đệm cao su ở viền cửa bị quá bẩn, người dùng cần vệ sinh chúng bằng khăn sạch. Trường hợp không thể vệ sinh, hư hỏng thì cần thay miếng đệm cao su. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn trong quá trình thay đệm, các bạn cần ngắt điện ra khỏi tủ lạnh để đảm bảo không có dòng điện nào đang hoạt động trong tủ lạnh.

Cẩn thận trong quá trình sắp xếp thực phẩm

Cẩn thận trong quá trình sắp xếp thực phẩm sẽ giúp hạn chế tình trạng đóng tuyết
Cẩn thận trong quá trình sắp xếp thực phẩm sẽ giúp hạn chế tình trạng đóng tuyết

Việc sắp xếp thực phẩm một cách bừa bộn, không đúng chỗ có thể gây ra tình trạng đóng tuyết ở tủ lạnh. Các bạn cần thực hiện các mẹo sau để tránh được vấn đề này nhé!

  • Hạn chế sắp xếp thực phẩm ở khu vực họng gió – Vị trí nguồn khí lạnh tỏa ra nhiều nhất.
  • Không sắp xếp thực phẩm quá nhiều trong tủ đông, phân chia chính xác các ngăn để đặt thực phẩm đúng chức năng đã quy định trước đó.

Hướng dẫn xử lý khi tủ lạnh bị đóng tuyết

Tình trạng đóng đá tuyết ở ngăn đông là điều khó có thể tránh được. Nếu thấy xuất hiện vấn đề này, các bạn có thể thực hiện những thao tác sau:

  • Duy trì nhiệt độ tủ lạnh ở mức 37 – 40 độ F (3-4 độ C), tủ đông ở mức 0 độ F (-18 độ C): Trong vùng nhiệt độ này, thực phẩm sẽ được bảo quản tươi ngon mà không xuất hiện tình trạng đóng tuyết. Nếu cài mức nhiệt quá thấp, tình trạng đóng băng sẽ thường xuyên xảy ra.
  • Làm chảy băng tuyết bằng miếng vải sạch và nước nóng.
  • Sử dụng bàn chải, dụng cụ nhà bếp để tiến hành cạo lớn băng cứng. Các bạn nhớ dùng bát, chậu để hứng các tảng băng trong quá trình loại bỏ. Chúng có thể tan chảy gây khó khăn cho bạn.

Tổng kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về những mẹo cực đỉnh giúp tủ lạnh không bị đóng tuyết. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp quá trình sử dụng tủ lạnh của bạn được thuận tiện hơn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để nhận được nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé!

Tham khảo những mẫu tủ lạnh hiện đại, chất lượng nhất của Hòa Phát tại đây.